Các lưu ý của xây dựng nhà trọn gói bạn nên quan tâm

 

 Chuẩn bị xây dựng một ngôi nhà đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị, từ lúc lên ý định xây nhà cho đến ngôi nhà được hoàn thiện là cả một quá trình không hề ngắn. Với xu thế hiện nay, để tiết kiệm thời gian và chi phí nhiều nhất – gia chủ thường thuê công ty thi công nhà trọn gói để thực hiện ngôi nhà của họ. Việc này sẽ giúp gia chủ giảm nhẹ những lo âu, trăn trở rất nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc cũng sẽ có những bất đồng, tranh cãi giữa hai bên

1 Hồ sơ thiết kế chuẩn và đầy đủ thông tin



Thông thường, các đơn vị cung cấp dịch vụ xây nhà trọn gói đều đảm nhận cả thiết kế và thi công; và phần thiết kế thường giảm giá, thậm chí miễn phí. Tuy nhiên có một số chủ nhà thuê thiết kế ở đơn vị khác. Điều này cũng không ảnh hưởng gì tới việc thi công trọn gói. Điều quan trọng là hồ sơ thiết kế phải đầy đủ nội dung, chi tiết, thông tin rõ ràng. Việc thuê một đơn vị làm cả thiết kế và thi công thực tế hay có nhược điểm là: Hồ sơ thiết kế không đầy đủ, do nhà thầu cho rằng họ thi công nên họ chủ động được mọi vấn đề, không cần vẽ quá nhiều, quá chi tiết; và sẽ triển khai theo kiểu “trực tiếp bảo thợ”. Điều này có thể là tiêu cực khi trong quá trình thi công có “vấn đề”, thì sẽ không có cơ sở để giải quyết đúng – sai hay đưa ra giải pháp hợp lý. Để giải quyết vấn đề này, chủ nhà cần nắm rõ nội dung hồ sơ về mặt kiến trúc – xã hội – tức là các nhu cầu về không gian sử dụng, các yếu tố quan trọng như bếp, bàn thờ… Về mặt kỹ thuật, chủ nhà cần mời một đơn vị tư vấn hay kiến trúc sư có kinh nghiệm thẩm định hồ sơ, đảm bảo hồ sơ đủ nội dung, đúng kỹ thuật, khớp các bản vẽ, các bộ môn. Một hồ sơ chuẩn không chỉ đảm bảo việc thi công được tốt mà còn là cơ sở để lập báo giá – dự toán chính xác. 

Tìm hiểu chi tiết tại xây dựng nhà trọn gói

2 Tìm nhà thầu có năng lực

Có hồ sơ thiết kế chuẩn, việc tiếp theo là tìm nhà thầu. Tất nhiên với công trình nhà ở gia đình thì không cần tới các công ty xây dựng lớn, nhưng nhà thầu nhận thầu phải có năng lực. Đó là kinh nghiệm trong lĩnh vực đảm nhận, đủ nhân công cho từng hạng mục, máy móc và có đội ngũ quản lý giám sát chuyên nghiệp. Việc này chủ nhà cần tìm hiểu rõ, tránh tin những quảng cáo hoa mỹ của các đơn vị cung ứng dịch vụ. Bởi thực tế có những nhà thầu không đủ nhận lực, sau khi nhận hợp đồng mới đi tìm thợ mùa vụ, thuê lại những thầu phụ khác; hoặc tệ hơn là “bán cái” cho một bên thứ ba. Để kiểm tra năng lực nhà thầu, nếu cần thiết chủ nhà có thể yêu cầu nhà thầu cho tới xem, tham quan những công trình đã thực hiện, hoặc tới những công trình đang thi công. Sau khi trao đổi về nội dung công việc sẽ giao hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho nhà thầu để bóc tách khối lượng và làm dự toán. Đây là công tác rất quan trọng, liên quan trực tiếp tới “thiệt hại” tài chính của chủ nhà. Nhà thầu có năng lực, có kinh nghiệm có thể đưa ra báo giá đầy đủ và chính xác cho từng hạng mục cũng như tổng thể. 



3 Hợp đồng chặt chẽ

Hợp đồng xây dựng nhà trọn gói là các thỏa thuận dân sự được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng nhằm ràng buộc các điều khoản để tiến hành thiết kế thi công công trình đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và giá cả đúng theo dự toán. Về nguyên tắc chung, hợp đồng ngoài việc căn cứ vào các điều khoản pháp luật thì càng chặt chẽ, chi tiết, cụ thể càng tốt. Về phía chủ nhà, cần tới sự tư vấn của chuyên gia thi công xây dựng hoặc luật sư khi thảo hợp đồng. Các chủng loại vật tư, vật liệu cần ghi rõ trong hợp đồng căn cứ theo bảng dự toán. Tiến độ trong từng giai đoạn cũng phải được ghi rõ tới ngày tháng nào xong phần nào và các điều khoản thanh toán cũng tương ứng với từng giai đoạn thi công. Chủ nhà không nên ứng tiền chung chung không có căn cứ khối lượng công việc mà phải bám theo tiến độ thi công. Trong trường hợp xấu nếu hợp đồng bị nhà thầu phá vỡ thì chủ nhà cũng không thiệt hại nhiều.

 Xem chi tiết tại nhadepsaigon.net

 

 

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Popular Posts

Slider Widget

5/recent/slider

Categories

Facebook

Pages